Bạn đang băn khoăn không biết nên dùng loại nào? Câu trả lời không hề đơn giản.
Khi đến lúc thái rau hoặc thái lát một ít protein, bạn sẽ chọn loại thớt nào? Bạn thích thớt gỗ hay thớt nhựa? Trong khi một số đầu bếp tại nhà có thể thề thốt rằng thớt gỗ hơn thớt nhựa, thì vẫn có một vài điều quan trọng cần biết về cả thớt gỗ và thớt nhựa. Sau đây là thông tin chi tiết về mức độ vệ sinh của chúng, cùng với những lợi ích và hạn chế của chúng.
Thớt nhựa có an toàn hơn thớt gỗ không?
Thực ra, không có loại thớt nào vệ sinh hơn (hay tốt hơn) các loại khác.
“Cả thớt nhựa và thớt gỗ đều được coi là an toàn, bền và phù hợp với mọi tình huống”, Melissa Vaccaro, chuyên gia chương trình an toàn thực phẩm cấp cao của Hiệp hội Sức khỏe Môi trường Quốc Hoa Kỳ gia giải thích. “Cả hai đều có thể sử dụng trong nhiều năm nếu được chăm sóc đúng cách. Thực sự là tùy thuộc vào sở thích”.
Về mặt vệ sinh, điều quan trọng là cách bạn chăm sóc thớt, chứ không phải bản thân vật liệu. Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp thớt không có vi sinh vật có thể gây ra bệnh do thực phẩm.
Cách vệ sinh thớt của bạn
Theo Quy định về Thực phẩm của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tất cả các loại thớt, bất kể loại nào, đều phải được vệ sinh và khử trùng sau mỗi lần sử dụng; điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn chuyển từ thực phẩm sống sang thực phẩm ăn liền, hoặc nếu thớt bị nhiễm bẩn theo cách nào đó.
Theo Vaccaro, có một cách chắc chắn để vệ sinh cả thớt nhựa và thớt gỗ. Bà cho biết “Quy trình phù hợp là rửa, tráng, khử trùng và phơi khô”. Bạn có thể thực hiện việc này bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa tùy ý, sau đó rửa sạch bằng nước sạch. Sau đó, bạn có thể khử trùng bằng chất khử trùng tùy ý, chẳng hạn như thuốc tẩy pha loãng cho thớt nhựa hoặc giấm cho thớt gỗ.
Cô ấy khuyên không bao giờ nên ngâm thớt gỗ trong nước vì các sợi gỗ có thể hấp thụ quá nhiều độ ẩm dẫn đến cong vênh. Trong khi đó, thớt nhựa thường có thể được rửa sạch và khử trùng trong máy rửa chén.
“Có một lý do tại sao các nhà hàng sử dụng thớt nhựa”, Brian Quoc Le, một nhà khoa học thực phẩm cho biết. Lý do là vì chúng dễ vệ sinh và khử trùng hơn.
Khi nào nên vứt bỏ thớt
FDA cũng nêu rõ khi nào thì nên ngừng sử dụng thớt. hi bề mặt cắt bị trầy xước và có vết khía, chúng sẽ khó được vệ sinh đúng cách hơn. “Kết quả là, các vi sinh vật gây bệnh có thể tích tụ và lây lan sang thực phẩm”, Vaccaro nói.
Tương tự như vậy, một tấm thớt nhựa có nhiều rãnh sâu có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. “Sử dụng thớt nhựa trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng sứt mẻ, có khả năng đưa vi nhựa vào thực phẩm”, Mitzi Baum, Tổng giám đốc điều hành của Stop Foodborne Illness giải thích.
Nếu bạn không thể khắc phục được bất kỳ vấn đề nào, tốt nhất là nên bỏ bảng đó và mua bảng mới.
Sau 30 năm sống trên đời tôi đã tìm thấy lời giải về “bí mật chiếc lỗ nhỏ trên con dao”
Chiếc lỗ nhỏ trên con dao không hề “vô tri” mà chúng thực sự có nhiều tác dụng.
Mọi căn bếp dù lớn hay nhỏ đều không thể thiếu sự hiện diện của con dao. Điều thú vị là trên hầu hết mọi loại dao làm bếp đều có thiết kế một chiếc lỗ tròn nhỏ. Rất nhiều người chưa biết rõ về tác dụng của chiếc lỗ này. Điển hình là tôi của trước đây.
Sau khi tìm hiểu, tôi sẽ nói cho bạn biết đáp án như sau.
Theo lý giải về mặt vật lý, mục đích chính của việc thiết kế các lỗ tròn trên dao là để “hấp thụ lực sốc”. Khi chúng ta dùng dao để xứ lý một số việc như chặt thịt hoặc xương, dao làm bếp đang phải chịu một lực tác động rất mạnh. Nếu không có biện pháp phân tán áp lực đó, thì lưỡi dao rất dễ hỏng và còn khiến hoạt động cầm nắm của chúng ta trở nên khó khăn. Khi đó, chiếc lỗ tròn nhỏ này cho phép mặt sau mặt trước của dao chịu lực đều, từ đó giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ cho dao.
Chưa hết, lỗ tròn trên con dao còn có nhiều công dụng ẩn cực thú vị. Tôi tin rằng, sau khi khám phá ra bạn sẽ cảm thấy có nhiều vấn đề trong cuộc sống được giải quyết dễ dàng.
1. Cất trữ và thoát nước
Sau khi sử dụng dao làm bếp, bạn cần rửa sạch chúng để loại bỏ các vết dầu, vết ố trên bề mặt. Sẽ có rất nhiều vết nước còn sót lại trên dao sau khi làm sạch. Nếu đặt trực tiếp lên thớt gỗ thì sẽ dễ gây ra ẩm mốc. Hơn nữa, dao làm bếp còn có nguy cơ bị rỉ sét nếu để ướt lâu ngày.
Lúc này, chiếc lỗ trên dao phát huy công dụng với chức năng treo dao dễ dàng. Điều này còn giúp thoát nước nhanh chóng, từ đó dao sẽ không bị rỉ sét. Chưa kể, việc treo dao nói trên còn giúp căn bếp trở nên sạch sẽ, ngăn nắp hơn.
2. Loại bỏ đuôi ốc
Ốc là món ngon đặc biệt nhưng ốc bán ở các quán ăn lại gây ra lo lắng về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Vì vậy, nhiều người chọn mua ốc tươi và mang về nấu ở nhà.
Tuy nhiên, làm thế nào để loại bỏ phần đuôi ốc lại là một vấn đề nan giải. Nhiều người nói rằng họ dùng kéo để cắt song điều này không chỉ tốn thời gian công sức mà còn dễ bị đau tay.
Lúc này, lỗ tròn trên con dao làm bếp hoạt động vô cùng hữu ích như sau:
Chúng ta chỉ cần nhét đuôi ốc vào lỗ tròn, sau đó dùng con dao khác đập bỏ phần đuôi ốc lộ ra ngoài, sao cho đuôi ốc có thể dễ dàng lấy ra.
3. Loại bỏ hạt
Vào mùa thu đông, nhiều người thích dùng chà là đỏ để nấu một số món cháo bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt đối với phụ nữ, ăn quả chà là rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, hạt chà đỏ rất cứng và khó loại bỏ. Nếu bạn dùng kéo cắt trực tiếp thì cùi sẽ dễ dàng đọng lại trên hạt chà là. Không chỉ tốn thời gian, rắc rối mà còn dễ gây lãng phí.
Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng lỗ tròn trên con dao để làm công việc này. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy đặt chà là đỏ lên thớt, sau đó ấn sâu phần đầu quả chui qua chiếc lỗ này. Tiếp theo, dùng tay lôi hạt chà là ra là hoàn thành.
4. Hỗ trợ băm nhân thịt
Trong tình huống không có máy xay thịt, bạn sẽ phải thái và băm thịt “chay”. Tuy nhiên, dao thái thịt thường tương đối nặng và nếu phải băm thịt trong thời gian dài thì tay sẽ rất mỏi.
Tôi xin mách cho bạn một mẹo hay rằng, hãy tìm một chiếc đũa và chọc xuyên qua chiếc lỗ nhỏ trên dap. Việc cầm dao bằng một tay và cầm đũa bằng tay kia sẽ giúp việc băm thịt dễ dàng hơn nhiều. Dù có chặt liên tục nửa tiếng, cổ tay bạn cũng không cảm thấy mỏi.
Thoa thứ пày lên dao, cùn mấy cũng thành sắc lẹm, sáng bóng, không cần dùng đá mài
Dao là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình. Sau một thời gian sử dụng, lưỡi sao sẽ bị cùn khiến việc cắt thái trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, việc bảo quản dao không đúng cách cũng có thể kiến dao bị rỉ, xuất hiện các vết ố bẩn khó làm sạch bằng nước thông thường.
Thông thường, để biến lưỡi dao cùn thành sắc, chung ta sẽ phải mài dao bằng đá mài. Việc này đòi hỏi một chút kỹ thuật và công sức nên khá nhiều người cảm thấy ngại khi mài dao.
Thay vì mài dao bằng đá mài, bạn có thể làm theo cách sau đây để dao sắc hơn và sáng bóng hơn.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc bát hoặc một chiếc đĩa sứ. Lật ngược nó lại. Cho một ít muối, kem đánh răng và một lượng giấm vừa phải vào đáy bát/đĩa. Trộn đều các nguyên liệu lên để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Thay vì sử dụng đá mài, bạn có thể dùng bát hoặc đĩa để mài dao.
Kem đánh răng có chứa chất mài mòn, muối ăn giúp tăng ma sát còn axit axetic trong giấm sẽ giúp loại bỏ các vết rỉ sét trên dao.
Tiếp theo, hãy lấy miếng bọt biển nhúng vào hỗn hợp vừa pha và thoa lên lưỡi dao. Sau đó, lấy dao mài vào phần gờ nổi lên ở đáy bát. Lưu ý, chỉ mài dao theo một hướng, không mài qua lại. Mài khoảng 3 phút mỗi mặt là được. Sau đó rửa lại dao bằng nước sạch và lau khô. Bạn sẽ thấy bề mặt dao sáng bóng, lưỡi dao cũng trở nên sắc bén hơn rất nhiều.
Trong khi mài, nên để nghiêng mặt dao tạo thành góc khoảng 10 độ so với phần gờ của đáy bát.
Đặt nghiêng dao và mài vào phần gờ của đáy bát.
Để tăng hiệu quả làm sạch, nhất là với những con dao để lâu không dùng, bạn có thể thoa hỗn hợp muối, giấm và kem đánh răng lên dao rồi để nguyên như vậy vài phút cho các vết rỉ sét mềm ra sau đó mới tiến hành mài dao.
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện lại giúp dao sáng sạch hơn.
Nếu dao rỉ sét do để lâu không sử dụng hoặc do bảo quản không đúng cách, bạn có thể ngâm dao trong nước vo gạo ít nhất 3 tiếng. Nước vo gạo chứa một số tinh bột, khoáng chất có tác dụng loại bỏ rỉ sét trên đồ kim loại.
Sau đó, lấy dao ra và cọ rửa lại bằng nước sạch. Có thể mài để lưỡi dao sắc bén hơn và sáng hơn. Hãy lau dao thật khô rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sau mỗi lần sử dụng dao, bạn cũng cần rửa sạch và lau khô dao trước khi cất.
Tham khảo: Toutiao
Nguồn và ảnh: Real Simple
Theo Thanh niên Việt