Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh

GĐXH – Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình.

Năm học 2024 – 2025 là năm đầu tiên toàn ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm: 2 môn thi bắt buộc (ngữ văn, toán) và 2 môn tự chọn (trong số các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Đáng chú ý, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc như trước.

100% học sinh không đăng ký dự thi môn tiếng Anh

Trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Yên Thành), tỷ lệ học sinh đăng ký thi môn tiếng Anh năm nay chỉ đạt khoảng 36%.

Trong khi đó, tại Trường THPT Bắc Yên Thành, qua khảo sát, có 165/594 học sinh chọn Ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp.

Năm học 2024 – 2025 là năm học đầu tiên toàn ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc như trước.

Lý giải về lựa chọn này, bà Nguyễn Thị Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Yên Thành cho biết, học sinh chọn tiếng Anh làm môn thi tốt nghiệp thường là những em có kế hoạch xét tuyển vào các trường đại học, nguyện vọng du học, xuất khẩu lao động, hoặc làm việc tại các công ty nước ngoài. “Năm nay, không có nhiều học sinh đăng ký môn tiếng Anh bởi những ngành nghề gắn với tiếng Anh không nhiều, chủ yếu ở các ngành ngôn ngữ, chuyên sâu. Trong khi đó, học sinh của trường không có nhiều điều kiện để học tiếng Anh như các vùng thuận lợi khác”, bà Lê Thị Hà chia sẻ.

Bài viết liên quan  Người phụ nữ trúng số 2 tỉ không được nhận thưởng: “Tôi mất ăn mất ngủ!”

Việc 100% học sinh không đăng ký thi môn tiếng Anh tại Trường THPT Trần Đình Phong, một trường ngoài công lập ở huyện Yên Thành, không phải là điều quá bất ngờ.

Ông Nguyễn Trọng Vận, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đình Phong cho biết, tâm lý học sinh ở nông thôn thường e ngại môn tiếng Anh nên lựa chọn các môn xã hội vì cảm thấy “an toàn” hơn. “Ngoại ngữ là môn cần thiết nếu học sinh có dự định du học hoặc xuất khẩu lao động. Nhà trường vẫn khuyến khích các em học đều các môn và đặc biệt chú trọng trau dồi kỹ năng ngoại ngữ. Đây là một kỹ năng cơ bản không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập”, ông Vận nói.

Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình.

Lý giải rõ hơn, chị Lê Thùy Dung, giáo viên tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại một trung tâm ở TP Vinh cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT hiện nay không thể đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mà chủ yếu chỉ kiểm tra lại những kiến thức đã học, tập trung vào ngữ pháp và từ vựng. Trong khi đó, các trường CĐ, ĐH lại yêu cầu trình độ tiếng Anh nhất định trong chuẩn đầu ra, cũng như xét tuyển môn tiếng Anh hoặc yêu cầu chứng chỉ quốc tế ở đầu vào.

“Việc tiếng Anh trở thành môn thi tự chọn không có nghĩa là học sinh sẽ bỏ học môn này hay trình độ sẽ giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình hội nhập. Khi tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc, những học sinh ở các “vùng trũng” không có điều kiện phát triển ngoại ngữ vẫn có thể thi tốt nghiệp THPT và học lên cao hơn với thế mạnh của mình”, chị Dung nói.

Bài viết liên quan  Xuân Son lên trang Chính phủ, chia sẻ xúc động hậu bị thương, tuyển VN động viên

Theo chị Dung, quyết định không coi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc sẽ có ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học trong tương lai, nhưng theo chiều hướng tích cực. Điều này giúp giáo viên không còn phải dạy để “chạy theo kỳ thi”, mà có thể tập trung vào việc giảng dạy để học sinh đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Thầy, trò không còn “học để thi”

Năm học này, Trường THPT Quế Phong có hơn 550 học sinh lớp 12. Từ năm lớp 10, nhà trường đã tổ chức chia lớp theo định hướng môn học, với 7 lớp dành cho học sinh theo định hướng Khoa học xã hội và 8 lớp theo định hướng Khoa học tự nhiên, dựa trên sự đăng ký tự nguyện của học sinh.

Với việc triển khai kỳ thi tốt nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, ngay từ cuối năm lớp 11, nhà trường tiến hành khảo sát để nắm bắt số lượng học sinh đăng ký thi các môn. Kết quả cho thấy, đa số học sinh chọn đăng ký thi các môn tự chọn như Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Kinh tế – Pháp luật… đặc biệt, tỷ lệ học sinh đăng ký thi môn tiếng Anh rất thấp, chỉ khoảng 2-3%.

Tiết học của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh).

Ông Nguyễn Hồng Tư, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quế Phong cho biết, hiện tại, nhà trường vẫn duy trì việc giảng dạy đều các môn học. Sau kỳ thi giữa kỳ sẽ thực hiện thêm một cuộc khảo sát để học sinh đăng ký các môn tự chọn phù hợp với năng lực của mình.

Bài viết liên quan  Cách phân biệt cà chua chín tư nhiên và cà chua phun hóa chất rất đơn giản: Chỉ cần nhìn điểm này

“Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn căng thẳng như trước và cơ hội xét tuyển đại học cũng không nhiều, việc học đều các môn sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, đặc biệt là về môn tiếng Anh. Điều này không chỉ hỗ trợ các em trong các kỳ thi đánh giá năng lực, mà còn chuẩn bị cho các em sau khi ra trường, khi bước vào thị trường lao động,” ông Tư cho biết thêm.

Em Trần Trung Dũng, học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh) cho biết, cá nhân em sẽ “nhẹ gánh” hơn vì không cần phải “vùi đầu vào ôn thi”. “Tiếng Anh vẫn là công cụ rất cần thiết để tiến vào thế giới phẳng nên em sẽ tiếp tục cố gắng học tập theo hướng thực tiễn hơn”, em Dũng nói.

Ở một góc độ khác, việc tiếng Anh không còn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có thể mang lại những tác động tích cực, bởi vì tiếng Anh đã và đang là một công cụ trong thế giới phẳng hiện nay chứ không còn đơn thuần là một môn học.

Trong những năm gần đây, nhiều bậc phụ huynh chú trọng đầu tư cho con em mình học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Nhờ đó, trình độ tiếng Anh của học sinh ở vùng nông thôn và thành thị ngày càng không còn chênh lệch quá lớn. Nhiều học sinh ở các vùng quê đã đạt thành tích cao trong các kỳ thi tiếng Anh, minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc. Vì vậy, khi tiếng Anh trở thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, điều này sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực trong công tác giảng dạy. Các thầy cô sẽ không còn bị áp lực điểm số mà có thể tập trung vào việc phát triển tư duy và khuyến khích học sinh học tiếng Anh một cách chủ động và sáng tạo hơn.

GĐXH – Tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh kéo dài nhiều năm tại các huyện miền núi Nghệ An, nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa có phương án khả thi nào để khắc phục, gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học.

Hoàng Trinh