Người chú ‘keo kiệt’ suốt 22 năm không tặng quà sinh nhật và bài học lớn dành cho cháu gái

Người chú 'keo kiệt' suốt 22 năm không tặng quà sinh nhật và bài học lớn dành cho cháu gái
Người chú 'keo kiệt' suốt 22 năm không tặng quà sinh nhật và bài học lớn dành cho cháu gái

Câu chuyện bất ngờ của nhà văn, biên tập viên Danielle Cappolla vừa được đăng tải trên Business Insider cách đây ít hôm. Nó nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận và khiến nhiều người suy ngẫm về tính nhân văn cũng như cách hành xử giữa con người.

Câu chuyện về người chú ‘keo kiệt’

Suốt thời thơ ấu, tôi không hiểu tại sao chú mình không tặng quà sinh nhật cho mình. Thậm chí, chú tôi cũng không có quà cho tôi vào các dịp lễ Tết.

Tôi nghĩ chú đã quên sinh nhật của mình, mặc dù chú đảm bảo với tôi rằng chú không quên. Cuộc trò chuyện này lặp đi lặp lại trong suốt những năm tháng khi tôi còn bé. Vào mỗi sự kiện gia đình, chú tôi lại kéo tôi sang một bên và giải thích rằng chú không mang theo gì vì chú đã gửi quà của tôi vào một nơi “bí mật”.

Đối với tôi khái niệm về một món quà vô hình rất khó nắm bắt, tôi không thể hiểu chúng có thể ở đâu. Cùng với mỗi lần gặp mặt đó, chú tôi thường nói với tôi về các khái niệm xoay quanh tiền bạc và các khoản tiết kiệm. Những cuộc trao đổi này bắt đầu trở nên quen thuộc qua nhiều năm.

Suốt thời thơ ấu, Danielle Cappolla không hiểu tại sao chú mình không tặng quà sinh nhật cho mình. (Ảnh: Business Insider)

Phần lớn thời thơ ấu của tôi, tiền bạc gắn liền với việc mua sắm những thứ mà tôi yêu thích. Mỗi lần được cho tiền vào dịp sinh nhật hay ngày lễ, suy nghĩ tức thì của tôi là sẽ tiêu nó như thế nào. Khi thì tôi mua kem, lúc lại mua sơn móng tay. Một tháng trước mỗi lần Giáng sinh, tôi thường ngồi trầm ngâm bên cuốn catalogue của Toys “R” Us, khoanh tròn những món đồ yêu thích bằng bút chì màu và chờ tới lúc có tiền trong tay để tậu chúng về.

Bài viết liên quan  Kỷ luật, khai trừ Đảng cán bộ tại Bắc Ninh, Hà Giang

Và tôi đã làm như vậy trong suốt những năm tháng đi học.

Khi tôi gặp chú tôi sau khi tốt nghiệp đại học, ở tuổi 22, ông trao cho tôi hơn 6.000 USD. Đây là số tiền mà chú đã âm thầm tiết kiệm suốt nhiều năm. Kể từ ngày tôi chào đời, cứ mỗi lần tới sinh nhật tôi hay dịp lễ Tết, chú lại trích một khoản tiền cho vào tài khoản tiết kiệm. Thay vì chi tiền cho những món quà mà tôi sẽ thích thú nhất thời rồi sau đó lại bỏ đi, chú tôi đã lên kế hoạch hỗ trợ tôi trở thành một người độc lập về tài chính.

Chú quyết định rằng khi tôi lớn hơn, chú sẽ cho tôi quyền sử dụng cuốn sổ tiết kiệm đó. Quả thực, chú tôi đã dạy tôi bài học quý giá về tính kiên trì trong tiết kiệm và sức mạnh của lãi kép.

Bài học tiết kiệm nhớ suốt đời

Khi trao lại số tiền, chú khuyên tôi nên gửi toàn bộ vào một tài khoản ngân hàng và giờ đây tôi phải chịu trách nhiệm để nó có thể tiếp tục sinh lời. Chú khuyến khích tôi tiếp tục tiết kiệm thêm để tôi có thể sử dụng nó chuẩn bị cho cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

Nhìn thấy số tiền thực tế và lịch sử giao dịch tôi đã hiểu được cách làm của chú tôi như thế nào. Chú của tôi đã đều đặn gửi vào sổ tiết kiệm những khoản tiền nhỏ từ 25 USD đến 100 USD. Đây là bằng chứng hữu hình cho thấy sự kiên nhẫn và nhất quán với tiền bạc có thể mang lại kết quả tích cực.

Bài viết liên quan  Cảnh báo học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, ‘cho ăn’ cầu may mắn, học giỏi

Kể từ khi nhận được món quà của chú, tôi đã làm theo lời khuyên của ông. Thay vì tiêu xài, tôi tiếp tục tăng số tiền đó lên. Mỗi tháng, tôi trích một phần nhỏ trong tiền lương của mình cho vào tiết kiệm. Ngoài cuốn sổ này, tôi cũng có một khoản tiền để dành khác gọi là quỹ hưu trí.

Trong hơn 10 năm, Danielle Cappolla đã tăng số tiền tiết kiệm của mình thêm hàng nghìn USD

Đôi khi, số tiền gửi vào đôi khi chỉ là 25 USD, tùy thuộc vào chi tiêu tháng đó của tôi. Có thể nhiều người cho rằng không nên gửi một khoản tiền nhỏ như vậy vào tiết kiệm. Suy cho cùng, liệu có đáng để gửi 25 USD đó vào ngân hàng khi số tiền đó có thể trả cho một tuần uống cà phê không? Nhưng tôi đã nghiêm khắc tự nhắc nhở mình rằng những khoản tiền nhỏ sẽ giúp tạo nên “quà sinh nhật” lớn cho tôi. Cách tôi trì hoãn sự hưởng thụ có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều cho sau này.

Vì vậy, trong hơn 10 năm, tôi đã tăng số tiền tiết kiệm của mình thêm hàng nghìn USD. Mặc dù tôi vẫn chưa có ngôi nhà mơ ước của mình, bởi tôi nhận ra rằng một ngôi nhà đó cần rất nhiều tiền cho đồ nội thất và thiết bị nên tôi tiếp tục tiết kiệm.

Tuy nhiên, giờ đây tôi đã hiểu được hiệu quả từ những khoản tiết kiệm nhỏ có thể mang lại theo thời gian thế nào, tôi tin rằng bản thân có thể lên kế hoạch chu đáo để chạm tới ước mơ.

Bài viết liên quan  Hình ảnh trái ngược đến khó tin được ghi nhận tại 1 ngã tư Hà Nội so với 1 tháng trước đây

Câu chuyện này có lẽ rất đáng được ứng dụng trong cuộc sống ngày nay, khi mà nhiều người, nhất là những người trẻ có quan điểm, tiêu tiền trước, kiếm tiền sau, không coi trọng việc tiết kiệm vì cho rằng ‘cuộc sống ngắn ngủi nên cần phải hưởng thụ, sống trọn vẹn từng ngày’. Vậy còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện và bài học cuộc sống này

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/tam-su-chuyen-doi/nguoi-chu-keo-kiet-suot-22-nam-khong-tang-qua-sinh-nhat-va-bai-hoc-lon-danh-cho-chau-gai