Người dân chú ý dùng căn cước/CCCD theo cách này có thể bị phạt tới 6 triệu đồng, tránh ngay

Người dân chú ý dùng căn cước/CCCD theo cách này có thể bị phạt tới 6 triệu đồng, tránh ngay
Người dân chú ý dùng căn cước/CCCD theo cách này có thể bị phạt tới 6 triệu đồng, tránh ngay

Căn cước hoặc căn cước công dân mà mang đi cầm cố thế chấp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính rất nặng.

Theo Thời báo VHNT ngày 23/1 có bài Người dân chú ý dùng căn cước/CCCD theo cách này có thể bị phạt tới 6 triệu đồng, tránh ngay. Nội dung như sau:

Những hành vi bị cấm khi dùng căn cước/CCCD người dân cần chú ý

Tại Điều 7 Luật Căn cước quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm liên quan tới căn cước nên tất cả công dân Việt Nam đều phải chú ý: 

– Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.

–  Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật.

–  Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

–  Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Người dân cần chú ý tránh tự ý dùng căn cước, căn cước công dân không đúng quy định

– Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này. (Khoản 2 Điều 19 là:  Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước)

– Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.

– Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả.

Bài viết liên quan  Tăng mức phạt lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên từ năm 2025

–  Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật.

– Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Trong thực tế có rất nhiều người hay vi phạm những hành vi như giữ căn cước/CCCD không đúng (ví như người lao động đòi giữ căn cước của người làm thuê, nhà nghỉ khách sạn đòi giữ căn cước…), nhiều người mang căn cước đi cầm cố ở hàng cầm đồ…

Mức xử phạt vi phạm hành vi cấm khi dùng căn cước/CCCD

Theo Điều 10 của 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ  thì tùy theo từng hành vi sẽ có mức xử phạt khác nhau như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Bài viết liên quan  Giá vàng liên tục biến động mạnh, mất ăn mất ngủ vì vay tiền mua vàng đầu tư

a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Mang căn cước cầm cố có thể bị phạt lên tới 6 triệu

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.

Bài viết liên quan  Mang b:ầu lần 2 tôi ố:m ngh:én n:ặn:g không muốn nấu nướng gì nên chồng hay mua đồ ăn ngoài cho tôi. Hôm ấy bố chồng tới thăm, trên tay ôm chặt một chiếc túi lớn với 1 con gà trống và 2 thức khác nên trong. Ban đầu tôi không để ý lắm nhưng trông ông có vể lạ nên tôi mở hẳn túi đồ ra xem. Bất chợt, một bọc nhỏ màu đen rơi ra, không những thế câu nói của ông sau đó làm tim tôi ng:hẹn th:ắt lại

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.

Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 144, mức xử phạt cũng tương tự áp dụng với vi phạm dùng căn cước, căn cước công. 

Báo Dân trí đưa tin “Người đàn ông ở Hà Nội mất hơn 1,2 tỷ đồng sau khi “bổ sung vân tay CCCD”” với nội dung:

Ngày 4/1, Công an TP Hà Nội cho biết Công an quận Hà Đông đang điều tra vụ chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cơ quan công an.

Theo cơ quan chức năng, ngày 9/12/2024, anh T. (42 tuổi, ở quận Hà Đông) nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Hà Đông, hướng dẫn anh bổ sung dấu vân tay trong căn cước công dân.

Đối tượng sau đó gửi cho anh T. một đường link để đăng nhập, khai báo thông tin và yêu cầu anh T. thanh toán 12.000 đồng phí chuyển hồ sơ về nhà.

Do tin tưởng, người đàn ông 42 tuổi đã quét mã do đối tượng gửi và thực hiện 3 lần quét khuôn mặt vào các giao dịch. Sau khi thực hiện xong, anh T. nhận được thông báo tài khoản ngân hàng bị trừ hơn 1,2 tỷ đồng. 

Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Cảnh sát yêu cầu người dân tuyệt đối không truy cập vào các đường link hoặc cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Nếu truy cập vào các đường link hoặc cài đặt phần mềm giả mạo, người dân có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại và mất tiền. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.