Người lao động lên tiếng vụ nguyên Giám đốc thủy lợi kêu oan

Người lao động lên tiếng vụ nguyên Giám đốc thủy lợi kêu oan
Người lao động lên tiếng vụ nguyên Giám đốc thủy lợi kêu oan

Nghệ An – Người lao động Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương khẳng định tất cả các công trình nạo vét và sửa chữa hạ tầng thủy lợi đều được thi công trên thực tế.

Công trình thủy lợi cần được nạo vét, sửa chữa thường xuyên

Như Báo Lao Động đã thông tin, ông Hồ Đình Minh (61 tuổi, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương, Nghệ An) vừa bị tòa phúc thẩm kết án 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo nội dung bản án, trong thời gian từ 2016-2019, ông Hồ Đình Minh – Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương – đã chủ trì bàn với các thành viên trong ban quản lý xí nghiệp, đưa ra chủ trương lập khống hồ sơ thi công 116 hạng mục công trình nạo vét kênh mương và sửa chữa công trình thông qua hình thức kí hợp đồng với Công ty CP Xây dựng thủy lợi Đô Lương và ông Thái Doãn Hảo (phụ trách Tổ hành chính xí nghiệp).

Người lao động Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương thi công nạo vét kênh dẫn và bể hút Trạm bơm I Văn Tràng 4. Ảnh: Người lao động cung cấp

Tổng số tiền 116 hồ sơ sửa chữa, nạo vét lập khống đã thanh quyết toán hơn 4,2 tỉ đồng.

Ông Hồ Đình Minh và các bị cáo khác đã có đơn kêu oan gửi cơ quan có thẩm quyền, đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Hiện TAND tối cao đã có phản hồi, đề nghị bổ sung đơn để xem xét.

Ông Hồ Đình Minh cho biết lý do kêu oan vì tất cả 116 công trình, hạng mục sửa chữa, nạo vét hệ thống thủy lợi đều được thi công trong thực tế, đúng như bản vẽ thiết kế được phê duyệt, không phải làm khống như nội dung bản án, do đó ngân sách nhà nước không bị thiệt hại.

Bài viết liên quan  HÃI HÙNG CL!P Taxi công nghệ t:ông hàng loạt xe máy, ôtô trên đường, hàng loạt người đi c:ấp c:ứu

Ngày 14.11, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp làm việc với một số cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương để tìm hiểu về sự việc.

Ông Thái Khắc Thuận – Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương – khẳng định, tất cả các công trình có trong hồ sơ vụ án đều được thi công trên thực tế.

Người lao động Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương (Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An) trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về việc thi công các hạng mục sửa chữa, nạo vét kênh mương thủy lợi. Ảnh: Hải Đăng

“Tôi và anh em công nhân trực tiếp đi làm, có bảng chấm công, báo cáo tiến độ thi công đầy đủ. Các công trình xây đúc, sửa chữa đến thời điểm hiện tại đang còn sử dụng chứng minh bằng thực tế, còn các công trình nạo vét đều được thực hiện, nếu không sẽ ách tắc dòng chảy” – ông Thái Khắc Thuận nói.

Quy trình thi công chặt chẽ

Người lao động Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương thi công nạo vét kênh dẫn và bể hút trạm bơm II Văn Tràng 2. Ảnh: Người lao động cung cấp

Theo ông Thuận, trước khi thi công các hạng mục nạo vét, đơn vị khảo sát thực tế, trình danh sách lên Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Bắc Nghệ An, cán bộ kỹ thuật trực tiếp kiểm tra, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh phê duyệt. Hồ sơ thiết kế cũng được công ty kiểm tra, thẩm định và phê duyệt.

Sau khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt, ông được giao bản vẽ để triển khai thi công. Việc thi công trên cơ sở bản vẽ được giao khoán cho từng tổ công đoàn, khi tổ nào hoàn thành khối lượng được giao thì được nghiệm thu cụ thể tại hiện trường. Có nhiều hình ảnh quá trình thi công hiện nay đang còn được lưu lại.

Bài viết liên quan  Bức tranh ‘bóng lưng trần’ của cô gái gục đầu trong khách sạn Vũng Tàu gây sốt mạng xã hội vì điều gì

Được biết, Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương hiện có 50 lao động, phụ trách quản lý 3 trạm bơm và 4 hồ đập; 60km kênh mương, bảo đảm tưới tiêu cho hơn 9.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (ba vụ) của 20 xã trên địa bàn huyện Đô Lương.

Người lao động Xí nghiệp Thủy lợi Đô Lương thi công nạo vét kênh N1 Bàu Đá 2. Ảnh: Người lao động cung cấp

Theo ông Thuận, đặc điểm của công trình thủy lợi là thường xuyên xảy ra hư hỏng, xuống cấp và bồi lắng bùn đất, việc sửa chữa, nạo vét phải được tiến hành kịp thời.

“Không thể có chuyện chúng tôi không làm gì mà dựng hồ sơ lên để lấy tiền nhà nước” – ông Thuận khẳng định.

Ông Thuận cho biết đã khai báo đầy đủ, trung thực với cơ quan điều tra về thực tế nêu trên, nhưng không hiểu vì sao cơ quan chức năng lại kết luận 90 công trình nạo vét không thi công trên thực tế.

Nhiều người lao động khác như Nguyễn Công Tùng, Thái Mạnh Cường, Mai Xuân Dung, Nguyễn Thị Ngọc, Bùi Thị Thu Hương… cũng trực tiếp gặp phóng viên và khẳng định nội dung nêu trên. Họ xác nhận đến thời điểm này không còn nhớ mỗi năm tham gia được bao nhiêu ngày công nhưng số tiền ký nhận hàng năm là tiền lao động sửa, chữa nạo vét mà họ đã bỏ sức lao động ra.

Theo ông Thái Khắc Thuận, việc công đoàn tìm kiếm thêm công việc cho người lao động khi nhận khoán lại nhân công sửa chữa thường xuyên hàng năm sẽ bảo đảm chất lượng công trình phục vụ tưới tiêu tốt hơn, người lao động có thêm thu nhập, xí nghiệp có nguồn chi cho những việc cần thiết của tập thể.

Bài viết liên quan  Chung kết AFF Cup không diễn ra trên sân Mỹ Đình: VFF thất thu tiền tỷ

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, luật sư Lê Đình Việt – Đoàn Luật sư TP Hà Nội – nói: “Theo tôi, việc 1 đơn vị thủy lợi trong 4 năm liền phục vụ tưới tiêu cho 9.000 ha đất nông nghiệp của 20 xã nếu không thi công bất cứ một hạng mục nào sửa chữa, nạo vét kênh mương thì sẽ xảy ra những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng, không thể hoàn thành nhiệm vụ tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước vào mùa mưa. Quy trình thực hiện các dự án rất chặt chẽ, có sự giám sát thường xuyên của cơ quan cấp trên và người dân trong cộng đồng. Do đó nội dung bản án cho rằng có đến 90 hạng mục nạo vét không thực hiện mà lập khống hồ sơ để rút ruột ngân sách cần thiết phải được xem xét lại để tránh oan sai cho các bị cáo”.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/ban-doc/nguoi-lao-dong-len-tieng-vu-nguyen-giam-doc-thuy-loi-keu-oan-1421691.ldo