Ông bà căn dặn: “Đừng mang cây ác vào nhà, cây càng thịnh thì người càng suy” – Sự thật là gì?

Lời cổ nhân dặn thường được đúc rút từ kinh nghiệm sống từ xưa, bạn có thể tham khảo.

Khi chất lượng sống ngày càng được quan tâm thì việc trồng cây xanh trong nhà cũng  trở thành xu hướng được nhiều gia đình yêu thích, không chỉ làm đẹp không gian mà còn thể hiện phong cách sống. Tuy nhiên, trồng cây không phải đơn giản thích là trồng mà cũng cần có kiến thức, tìm hiểu về loại cây mình muốn “gắn bó”.

Bài viết này sẽ phân tích chi tiết những ưu, nhược điểm của việc trồng cây trong nhà và đưa ra gợi ý hữu ích để bạn tạo nên không gian xanh lý tưởng cho tổ ấm của mình.

4 loại “cây ác” không nên mang về nhà

1. Cây có hình thù kỳ quái

Chọn cây có vẻ ngoài không phù hợp có thể làm hỏng vẻ đẹp tổng thể của không gian, thậm chí ảnh hưởng đến tâm trạng của các thành viên trong gia đình. Những cây có hình dáng không đẹp hoặc rụng lá, hoa, quả quá nhiều có thể khiến sân vườn trở nên bừa bộn và mất đi sự gọn gàng, tinh tế. Thậm chí cây càng lớn, áp lực dọn dẹp của bạn chỉ càng tăng lên mà thôi.

2. Cây cản ánh sáng và thông gió

Những cây phát triển nhanh hoặc có tán cây rộng mà nếu được trồng ở vị trí không hợp lý thì hoàn toàn có thể che khuất ánh sáng và cản trở gió lưu thông, gây bất tiện cho cuộc sống. Đặc biệt, cây cao lớn trồng gần các công trình xây dựng còn có thể ảnh hưởng đến nền móng của tòa nhà, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khi cây phát triển trong tương lai.

Bài viết liên quan  Đau khổ vì không thể về chịu tang khi vợ đột ngột qua đời, sau khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi căm hận tột cùng

3. Cây bệnh, nhiều côn trùng

Trong quá trình phát triển, cây cối dễ bị bệnh tật và côn trùng “tấn công”. Nếu không xử lý kịp thời, từ những cái cây xanh, đẹp hoàn toàn có thể trở thành mầm bệnh. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến các cây khác, phá hoại hệ sinh thái trong vườn mà còn gây phiền phức cho người trồng, nhẹ thì làm bẩn nhà cửa, nặng thì ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình.

4. Cây phải chăm sóc nhiều

Có cây thì dễ trồng, vứt bừa vẫn sống tốt nhưng cũng có loại cây cần được chăm sóc cẩn thận gần như là mỗi ngày, mỗi tuần từ tưới nước, bón phân đến cắt tỉa… Với những người bận rộn thì đúng là không thể nào chăm cây cẩn thận như vậy được, sau 1 thời gian cây cũng sớm “ra đi” hoặc trở nên lởm chởm, xấu xí, không đúng như mong muốn ban đầu của người trồng.

Lợi ích của việc trồng cây

1. Làm đẹp không gian sống

Cây cối với đa dạng hình dáng và màu sắc sẽ mang đến sức sống mơn mởn cho môi trường xung quanh. Dù là cây thân gỗ cao lớn hay cây bụi nhỏ xinh, mỗi loại cây đều có thể trở thành điểm nhấn nổi bật cho sân vườn hay ban công nhà bạn.

2. Làm sạch không khí

Khi quang hợp, cây cối hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra oxy nên chức năng của nó cũng  giống như một máy lọc không khí tự nhiên. Một số loại cây còn có khả năng hút các chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm, từ đó tạo ra không gian trong lành và khỏe mạnh hơn cho gia đình bạn.

Bài viết liên quan  Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

3. Điều hòa vi khí hậu

Cây cối góp phần lớn để điều hoà vi khí hậu nhờ vào quá trình thoát hơi nước, cây cối thải ra hơi nước, giúp tăng độ ẩm trong không khí, mang lại cảm giác mát mẻ. Đồng thời, tán cây có thể che bóng, ngăn cản ánh nắng trực tiếp và giảm bớt nhiệt độ, làm cho không gian sống trong nhà trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.

4. Lợi ích cho cả thể chất và tinh thần

Trồng cây giúp bạn gần gũi với thiên nhiên, từ đó giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn, vui vẻ. Quá trình chăm sóc cây cũng giúp cải thiện sức khỏe, làm mạnh mẽ cả thể chất và tinh thần.

Bí quyết chọn cây trồng

1. Phù hợp với nhà cửa

Khi chọn cây, cần xem xét diện tích sân vườn, ánh sáng, đặc tính của đất đai,.. Chỉ khi chọn đúng loại cây phù hợp, cây mới có thể phát triển mạnh mẽ và thể hiện được vẻ đẹp của nó.

2. Ưu tiên cây bản địa

Cây bản địa thích ứng với môi trường tốt, có thể đối phó dễ dàng với khí hậu và đất đai ở địa phương, đồng thời ít bị sâu bệnh, dễ chăm sóc hơn. Việc trồng cây bản địa còn giúp bảo tồn sự đa dạng sinh học của địa phương.

3. Cân nhắc nhu cầu chức năng

Mỗi loại cây có chức năng khác nhau,ví dụ như che bóng mát, làm sạch không khí, hoặc đơn thuần là chỉ để trang trí. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chọn cây đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại cây để tạo ra một không gian xanh đa chức năng.

Bài viết liên quan  Chồng làm Giám đốc vợ vẫn quyết bỏ, tôi bực bội kí luôn đơn l:y h ôn để xem không có mình cô ấy sống sao. 1 năm sau gặp lại vợ cũ đang nh:ặt v:e ch ai tôi đa::u đ::ớn khi biết vì sao ngày trước cô ấy nhất qu:yết đ:òi bỏ mình…

4. Hiểu rõ thói quen sinh trưởng

Khi chọn cây, bạn cần tìm hiểu về tốc độ phát triển, kích thước tán cây và sự phát triển của rễ để có thể lên kế hoạch trồng và chăm sóc hợp lý, tránh những phát sinh có thể xảy ra.

Nguồn: Toutiao