Phát hiện lí do chính gây dậy thì sớm ở 530.000 trẻ em, không phải gà rán hay sữa đậu nành

Trong thời đại ngày nay, câu chuyện một trẻ em nào đó bị dậy thì sớm có lẽ đã không còn là điều quá xa lạ với các bố mẹ. Gần đây, trên một diễn đàn mạng xã hội dành cho người nuôi con nhỏ, có mẹ tâm sự về trường hợp của con gái mình mới sinh năm 2018 đã ‘rụng dâu’, có nghĩa là cô bé đã dậy thì khi mới học lớp 1.

Dù không phải là trường hợp mới xuất hiện nhưng dòng tâm sự cũng nhận được rất nhiều sự chú ý của những người nuôi con nhỏ. Đặc biệt, các bố mẹ đều có cùng mối quan tâm là làm sao để trẻ em ngày nay có thể ‘kéo dài thời gian tuổi thơ’, không bị dậy thì sớm!

Trước hết, cần phải hiểu rõ về hiện tượng dậy thì sớm. Theo các chuyên gia y tế, dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).

Đặc biệt, cha mẹ cần phân biệt rõ tình trạng dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần, không đi kèm với các dấu hiệu dậy thì khác.

Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp… Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Bài viết liên quan  Con trai s-á-t h-ạ-i mẹ ruột rồi kéo ra sông phi t-a-ng

Dậy thì sớm sẽ khiến trẻ phải đối mặt với những tác hại về cả thể chất và tinh thần, vì vậy các bậc phụ huynh không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)

Theo số liệu khảo sát do Hiệp hội Giáo dục và Nâng cao Sức khỏe Trung Quốc công bố năm 2021, tỷ lệ trẻ em dậy thì sớm ở Trung Quốc là khoảng 0,43%, và cả nước có khoảng 530.000 trẻ dậy thì sớm. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này cao hơn nhiều ở bé gái so với bé trai.

Nhưng nguyên nhân thực sự đằng sau hiện tượng này là gì? Nhiều bậc phụ huynh thường chỉ trích gà rán và sữa đậu nành – hai sản phẩm phổ biến trong chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng loại phytoestrogen trong đậu nành không đủ mạnh để gây ra các thay đổi lớn trong cơ thể trẻ em. Tương tự, quản lý chặt chẽ trong ngành chăn nuôi đã làm giảm đáng kể mối nguy từ hormone trong thịt gà. Tuy nhiên, dù gà không phải là nguyên nhân gây dậy thì sớm nhưng chuyên gia vẫn khuyến cáo trẻ không nên ăn quá nhiều gà rán, vì đồ chiên rán có thể gây béo phì cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố ít được chú ý hơn nhưng có khả năng gây ra dậy thì sớm một cách mạnh mẽ hơn. Một trong những yếu tố đó là tình trạng béo phì ở trẻ em. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chung của trẻ mà còn có thể thúc đẩy sự phát triển sớm của các đặc điểm sinh dục do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Bài viết liên quan  Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cha con x ô ng vào lớp lôi cô giáo ra sân trường đ e d:ọ a, x é á o làm nh :ụ c

Chính vì vậy, kiểm soát cân nặng cũng là một tiêu chí quan trọng mà các bố mẹ cần chú ý để đề phòng tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Làm sao để biết trẻ đã vượt qua mức cân nặng an toàn. Bố mẹ có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn dưới đây

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết trên thị trường có bán một số loại đồ chơi, đồ dùng bằng nhựa chứa phthalates vượt quá tiêu chuẩn. Chất này có thể tăng nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng đồ dùng bằng nhựa kém chất lượng cho con, đồng thời sử dụng đồ chơi bằng thép không gỉ hoặc sứ thay cho bát, cốc và chậu nhựa hàng ngày.

Thêm vào đó, sự tiếp xúc quá sớm với các nội dung về tình yêu và t/ì/n/h d/ụ/c qua internet, truyền hình, sách báo cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Sự phơi nhiễm sớm với những nội dung này có thể thúc đẩy trẻ hình thành nhận thức và kích thích sự phát triển sớm các đặc điểm s/i/n/h d/ụ/c.

Kết luận: Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của chế độ ăn uống và môi trường sống ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, cần thiết phải có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề dậy thì sớm. Các bậc phụ huynh nên được trang bị đầy đủ thông tin để có thể nhận diện đúng các nguy cơ và bảo vệ sức khỏe cũng như tương lai của con cái mình.

Bài viết liên quan  Tạm giữ hình sự đối tượng đánh tới tấp tài xế xe tải trên cabin

Thứ nhất, dậy thì sớm làm rút ngắn thời gian phát triển chiều cao. Trẻ trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng trong thời kỳ dậy thì, nhưng sau đó, các đĩa sụn phát triển ở xương sẽ đóng lại sớm hơn, dẫn đến chiều cao cuối cùng thấp hơn so với tiềm năng ban đầu.

Thứ hai, dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ dễ cảm thấy lạc lõng, tự ti hoặc bị bạn bè trêu chọc vì sự khác biệt về ngoại hình. Những thay đổi nội tiết tố sớm cũng khiến trẻ dễ bộc lộ các cảm xúc không ổn định, khó kiểm soát.

Cuối cùng, dậy thì sớm làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong tương lai, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim mạch, và thậm chí là một số loại ung thư.

Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/noi-dung-lam-me-3948/phat-hien-li-do-chinh-gay-day-thi-som-o-530000-tre-em-khong-phai-ga-ran-hay-sua-dau-nanh