Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của món trứng ngải cứu

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của món trứng ngải cứu
Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của món trứng ngải cứu

Ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh. Đặc biệt thường xuyên ăn trứng ngải cứu không chỉ giúp máu lưu thông, trị bệnh xương khớp, suy nhược cơ thể mà còn điều hòa kinh nguyệt…

Trứng ngải cứu – món ngon trị bệnh – Ảnh minh họa

Món ngon tác dụng trị nhiều bệnh

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ cúc.

Theo đông y, ngải cứu vị đắng, cay và tính ấm, tác dụng đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai… Trị tâm bụng lạnh đau, tiết tả, chuyển gân, lỵ lâu, nôn máu, máu cam, đại tiện ra máu, kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư, thai động không yên, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ….

Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6, phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong châm cứu.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thái – Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội, trứng ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.

– Giúp máu lưu thông: Với những người thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém cũng được khuyên nên sử dụng ngải cứu. Lá ngải có thể dùng làm thức ăn hằng ngày, dùng nấu canh, rán trứng để ăn hằng tuần sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu não.

– Chữa chứng suy nhược cơ thể: Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Lá của cây kết hợp với hạt sen, táo đỏ, dùng để hầm gà ác là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày.

Bài viết liên quan  3 điều không nên nói với con cái khi về hưu: ‘Sống để bụng, thác mang’ theo sẽ giúp gia đình êm ấm, thuận hòa hơn

– Chữa bệnh về xương khớp: Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp.

Cây có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, nhất là đối với những người bị gai cột sống, thấp khớp… Có thể giã ngải cứu lấy nước cốt pha mật ong để uống hoặc đâm nhuyễn làm thuốc đắp.

– Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Với tính ấm, ngài cứu còn được dùng làm bài thuốc hữu hiệu trong việc hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, đau lưng. Chúng cũng là bài thuốc giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kỳ nguyệt san không đều.

– Giúp cầm máu: Thành phần trong ngải cứu có tác dụng tốt giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau… Nhờ thế, đây là bài thuốc hữu hiệu áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu nhanh và khẩn cấp. Nhất là những trường hợp bị thương, đứt chân tay, bị rắn cắn.

Chế biến món trứng chiên rau ngải cứu – Ảnh minh họa

Món ăn, bài thuốc với ngải cứu

Trong Đông y sử dụng ngải cứu thành nhiều món ăn – bài thuốc vừa bổ dưỡng vừa chữa bệnh.

– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh…). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

– Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

– Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500g, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ tử, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ xăm xắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

Bài viết liên quan  Bắt giữ khẩn cấp Nguyễn Châu Gia Kiệt

– Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.

– Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 – 4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.

– Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô) rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hằng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.

– Trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.

– Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.

– Tăng sức khỏe cho cơ thể: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

Bài viết liên quan  Bán hàng không rõ xuất xứ, ‘hot girl’ livestream xin nộp tiền phạt để không phải khởi tố hình sự

– Kinh nguyệt không đều: Hằng tháng trước ngày kinh dự kiến và cả những ngày đang có kinh, lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường.

Những người không nên ăn ngải cứu:

– Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu là vị thuốc giúp lợi tiểu và nhuận tràng hiệu quả. Song chính tác dụng này sẽ gây bất lợi cho người mắc bệnh rối loạn đường ruột, khiến bệnh trở nên nặng và khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, những người bị sỏi thận cũng được khuyến cáo nên tránh xa rau ngải cứu.

– Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Ngải cứu có nhiều hàm lượng dẫn đến co bóp tử cung, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ làm mẹ bầu sẩy thai.

– Người mắc bệnh viêm gan: Trong ngải cứu có loại tinh dầu dễ bay hơi. Tinh dầu trong cây ngải cứu tác dụng chữa bệnh nhưng cũng có độc tính. Chất này sẽ đi vào gan và làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan vàng da, làm gan to, nước tiểu đục…

Người bị viêm gan thường xuyên ăn ngải cứu thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn, nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, người bình thường cũng không nên ăn rau ngải cứu thường xuyên, chỉ nên ăn từ 1-2 lần/tuần. Nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thậm chí gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh, dẫn đến co giật, tê liệt…

Đối với người bình thường, ngải cứu cũng không nên dùng để sắc nước, thay thế cho trà xanh sẽ gây phản tác dụng cho sức khỏe.

Các bài thuốc từ cây ngải cứu

Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai thổ huyết…

HÀ LINH