Tài sản bị thu giữ của ‘đại gia’ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái

Tài sản bị thu giữ của ‘đại gia’ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái
Tài sản bị thu giữ của ‘đại gia’ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái

Trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, xuất lậu sang Trung Quốc, CQĐT đã kê biên nhiều bất động sản, cổ phần của Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương.

CQĐT cũng xác định bị can Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT) có tình tiết giảm nhẹ.

Liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, xuất lậu sang Trung Quốc, cơ quan điều tra (CQĐT) đã kê biên tài sản của ông Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương) 3 bất động sản tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; 2 bất động sản ở Hà Nội. CQĐT còn kê biên 3,5 triệu cổ phần trị giá 350 tỷ đồng đứng tên Đoàn Văn Huấn, vợ và anh trai ông Huấn tại Công ty Thái Dương.

Ông Lưu Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam bị kê biên hơn 1,4 triệu cổ phần trị giá hơn 14,6 tỷ đồng. CQĐT cũng phong tỏa số tiề.n 40 tỷ đồng tại 20 sổ tiết kiệm mang tên Đỗ Hạnh Hương.

Quá trình điều tra, các bị can khắc phục hơn 15,7 tỷ đồng. CQĐT cũng đã có văn bản đề nghị Sở KH&ĐT các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hà Nam không cho phép các cổ đông của Công ty Thái Dương và Công ty Đất hiếm Việt Nam mua bán, chuyển nhượng cổ phần khi chưa có ý kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Quá trình khám xét khẩn cấp vào ngày 9/10/2023, CQĐT đã thu giữ nhiều dây chuyền máy móc, phương tiện, thiết bị, hàng hóa (quặng đất hiếm, quặng sắt, các loại hóa chất phục vụ chế biến quặng đất hiếm, các sản phẩm được chế biến từ đất hiếm…) tại mỏ đất hiếm Yên Phú của Công ty Thái Dương, văn phòng và các máy móc thiết bị tại bãi tập kết quặng của Công ty Hợp Thành Phát; tại nhà máy và các xưởng chế biến đất hiếm của Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam ở Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang; tại các xưởng chế biến đất hiếm của bị can Lưu Đức Hoa ở Hải Phòng.

Máy móc nằm im lìm trong khuôn viên Công ty Thái Dương. Ảnh: Hải Phụng

Theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Yên Bái ngày 10/1/2025, tổng giá trị các loại quặng đất hiếm và quặng sắt thu giữ tại mỏ Yên Phú ở thời điểm bắt giữ các bị can (tháng 10/2023) là hơn 128 tỷ đồng; thời điểm thẩm định (tháng 12/2024) là hơn 133 tỷ đồng…

CQĐT đã yêu cầu định giá các hợp chất có chứa đất hiếm, máy móc, thiết bị phục vụ chế biến của Công ty Đất hiếm Việt Nam. Tại thời điểm ngày 9/10/2023, có 5 hợp chất có chứa đất hiếm không thu thập được giá thị trường. Có 9 hợp chất có chứa đất hiếm trị giá hơn 16,1 tỷ đồng.

Bài viết liên quan  Cách trữ bưởi ăn Tết không héo, không ủng, bưởi xuống nước ăn ngọt lịm

Video đang HOT

Tại thời điểm định giá ngày 12/8/2024, có 10 hợp chất có chứa đất hiếm không thu thập được giá thị trường. Có 4 hợp chất có chứa đất hiếm trị giá hơn 9,5 tỷ đồng.

Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Bắc Giang và TP Hà Nội nêu một số khó khăn khi định giá. Cụ thể như, khoáng sản đất hiếm là mặt hàng đặc thù, không có giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường, không thuộc danh mục các hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá nên không thu thập được thông tin.

Mặt khác, dù đã phát hành thư mời các đơn vị thẩm định giá tham gia định giá tài sản, nhưng không có đơn vị nào tham gia. Hội đồng định giá cũng không nhận được hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ TN&MT về phương pháp thu thập thông tin tính giá, cách xác định giá đất hiếm…

Trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố ông Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương và 26 bị can về nhiều tội danh. Trong đó, bị can Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Nhắc đến tình tiết giảm nhẹ của các bị can, CQĐT nêu, bị can Nguyễn Linh Ngọc có bố đẻ là cán bộ tiề.n khởi nghĩa, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao, mẹ đẻ nguyên là Vụ trưởng Vụ đối ngoại, Văn Phòng Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa VII, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Bản thân cựu Thứ trưởng có thành tích xuất sắc trong công tác, được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Ba và có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra kết luận, đồng thời đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 27 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan đến vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, buôn lậu sang Trung Quốc.

Trong vụ án này, bị can Đoàn Văn Huấn (SN 1958, Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương) bị đề nghị truy tố về ba tội danh: “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gây ô nhiễm môi trường”.

Nhóm 7 bị can là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ Tài nguyên Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bài viết liên quan  V:irus bí ẩn khiến nhiều bệnh viện ở Trung Quốc quá tải?

Ngoài cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, những bị can khác gồm: Nguyễn Văn Thuấn (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản); Hoàng Văn Khoa (cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản) và Hồ Đức Hợp (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái)…

Bị can Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Các bị can còn lại bị đề nghị truy tố về các tội danh khác gồm: “Buôn lậu”, “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “Gây ô nhiễm môi trường”, “Vi phạm quy định kế toán”…

Kết luận điều tra xác định, năm 2013, một số lãnh đạo, cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường có vi phạm trong việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản số cho Công ty Thái Dương.

Theo đó, Công ty Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú (Yên Bái) từ năm 2009. Đến tháng 5/2011, Công ty Thái Dương nộp hồ sơ xin khai thác quặng đất hiếm nhưng chưa được thông qua.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị, yêu cầu khai thác khoáng sản nhất thiết phải gắn với chế biến sâu. Công ty Thái Dương phải lập bổ sung Dự án “Đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến sâu đất hiếm” (viết tắt là Dự án chế biến sâu) trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và xin ý kiến Chính phủ.

Sau khi Bộ Công thương thẩm định Dự án chế biến sâu đã báo cáo Thủ tướng kết quả là khả thi. Do vậy, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định cấp phép cho Công ty Thái Dương.

Tại thời điểm tháng 6/2013, việc cấp phép được thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 nên Dự án Khai thác, chế biến đất hiếm của Công ty Thái Dương đã thay đổi cả về quy mô và tính chất, không chỉ có dự án khai thác, tuyển quặng như khi xin cấp phép năm 2011.

Mỏ đất hiếm ở tỉnh Yên Bái.

Dự án này phải gồm ba thành phần không thể tách rời là “Khai thác, tuyển quặng”; “Nhà máy thủy luyện Yên Bái” và “Nhà máy chiết tách Hải Phòng”. Tuy nhiên, trong hồ sơ xin cấp phép của Công ty Thái Dương mới có Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Khai thác, tuyển quặng do UBND tỉnh Yên Bái cấp năm 2011, hết hạn năm 2012.

Theo kết luận điều tra, vốn chủ sở hữu của Công ty Thái Dương chỉ có 200 tỷ đồng, không đảm bảo tỷ lệ vốn ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án (1.953 tỷ đồng) theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010.

Bài viết liên quan  3 loại cá mệnh danh sâm nước: Ngon – bổ – rẻ, đi chợ nhìn thấy đừng tiếc tiền mua

Nhóm cựu cán cán bộ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ, đứng đầu là bị can Nguyễn Văn Thuấn (khi đó là Tổng cục trưởng) dù biết Công ty Thái Dương không đủ điều kiện nhưng vẫn đề xuất lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép. Bị can Nguyễn Linh Ngọc (khi đó là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) ký giấy phép này.

Bị can Nguyễn Linh Ngọc khai đã nghiên cứu tờ trình của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ký giấy phép cho doanh nghiệp.

Bị can Ngọc thừa nhận hành vi của mình là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm, gây thất thoát hơn 864 tỷ đồng.

Bị can Nguyễn Văn Thuấn khai, quá trình giúp Công ty Thái Dương xin giấy phép, được Đoàn Văn Huấn đến phòng làm việc, “cảm ơn” 500 triệu đồng. Thuấn đã nộp lại số tiề.n này cho cơ quan điều tra.

Tại tỉnh Yên Bái, kết quả điều tra cho thấy, sau khi được cấp phép, Công ty Thái Dương không thực hiện đúng các nội dung theo quy định, đặc biệt là không tinh luyện quặng đất hiếm trước khi bán mà tiêu thụ quặng thô.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái biết những sai phạm của Công ty Thái Dương nhưng không tổ chức thanh tra, kiểm tra; không có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý để ngăn chặn, chấn chỉnh.

Năm 2021, khi Công ty Thái Dương làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản số, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái khi đó là Hồ Đức Hợp còn báo cáo không trung thực tới UBND tỉnh Yên Bái, che giấu sai phạm của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty Thái Dương tiếp tục khai thác trái phép đất hiếm.

Trong vụ án này, ông Nguyễn Thế Phước (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái) có lờ.i kha.i thể hiện, ông là người ký văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị gia hạn giấy phép cho Công ty Thái Dương.

Tuy nhiên, việc theo dõi, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Thái Dương do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái trực tiếp thực hiện theo chức năng được phân công nhưng cơ quan này không phản ánh các sai phạm của doanh nghiệp. Ngoài ra, ông Nguyễn Thế Phước không nhận được các kiến nghị hoặc tố giác của nhân dân liên quan đến sai phạm tại mỏ Yên Phú

Nguồn: https://vietgiaitri.com/tai-san-bi-thu-giu-cua-dai-gia-khai-thac-trai-phep-dat-hiem-o-yen-bai-20250207i7373218/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMjA3fDA5OjI0OjMz