Thiệt thòi khi học y 6 năm ra trường vẫn xếp lương bậc 1

Thiệt thòi khi học y 6 năm ra trường vẫn xếp lương bậc 1
Thiệt thòi khi học y 6 năm ra trường vẫn xếp lương bậc 1

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan mong muốn khi cải cách tiền lương, bác sĩ học 6 năm ra trường được xếp lương bậc 2 thay vì xếp lương bậc 1 như hiện nay.

Từ ngày 1.7.2024, lương cơ sở chưa bị bãi bỏ mà được đề xuất tăng 30%, từ mức 1,8 triệu đồng/tháng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Như vậy, bảng lương y bác sĩ sẽ được tăng lên, áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.

Hiện nay, bảng lương viên chức y tế quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Lương của y sĩ, bác sĩ = Hệ số x Mức lương cơ sở.

Trong đó, bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Y tế về thu nhập của nhân viên y tế và tình trạng xin nghỉ việc đã có cải thiện gì chưa?.

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ đã có các văn bản đề xuất để sửa đổi về thu nhập của ngành y tế.

Bài viết liên quan  Sau mỗi lần gần gũi, chồng đều đặn chuyển vào tài khoản của tôi 10 triệu cùng một câu nói gây sốc

“Chúng tôi mong trong đề án cải cách tiền lương khi triển khai thực hiện có một quy định là nhân viên ngành y tế học 6 năm ra được xếp lương bậc 2. Hiện nay anh em học 6 năm đang được xếp lương bậc 1 như đối với các cử nhân khác, đây cũng là một thiệt thòi” – Bộ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ và mong muốn được Bộ Nội vụ, Chính phủ ủng hộ cho đề xuất này.

Còn đối với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, hiện nay tình trạng này đã giảm hơn rất nhiều. Trước đó, vào giai đoạn năm 2022, việc nhân viên y tế nghỉ việc là vấn đề rất bức xúc. Khi đó, có khoảng hơn 9.000 nhân viên y tế nghỉ việc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 12.11. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để giữ chân đội ngũ nhân viên y tế sau dịch COVID-19, có rất nhiều chính sách, giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các địa phương ban hành, triển khai thực hiện.

Hiện về phía Bộ Y tế đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tập trung sửa đổi Nghị định số 56 năm 2011 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhân viên y tế.

Bộ Y tế cũng đang sửa đổi Quyết định 73 năm 2011 về chế độ tiền trực, các phụ cấp đặc thù đối với nhân viên ngành y tế. Bên cạnh đó cũng sửa Quyết định số 75 năm 2009 liên quan tới chế độ đối với nhân viên y tế thôn bản.

Bài viết liên quan  Cả thế giới quý loại trái пày còn hơn Đông trùng hạ thảo, Việt Nam có đầy nhưng không ai biết để mà ăn

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan rất nhiều địa phương cũng đã đánh giá tình hình sử dụng nhân viên y tế và vấn đề nhân viên y tế bỏ việc và có nhiều chính sách được HĐND thông qua để thu hút, giữ chân đội ngũ nhân viên y tế của đội ngũ y tế công lập.

“Hiện nay, đội ngũ nhân viên y tế công lập vẫn chiếm 95% số cán bộ nhân viên y tế phục vụ cho người dân. Vì vậy, đây là lực lượng rất quan trọng. Nếu chúng ta không có những quy định tốt, chính sách tốt để giữ chân đội ngũ này sẽ khó để họ đảm bảo điều kiện cuộc sống” – Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nói.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/thoi-su/thiet-thoi-khi-hoc-y-6-nam-ra-truong-van-xep-luong-bac-1-1420917.ldo