Trả tiền mua thuốc ngoài cho người bệnh bằng cách nào?

Trả tiền mua thuốc ngoài cho người bệnh bằng cách nào?
Trả tiền mua thuốc ngoài cho người bệnh bằng cách nào?

Nếu bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân phải mua thuốc ngoài sẽ được thanh toán nhưng chỉ với các loại thuốc hiếm.

Thông tư 22 “Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám, chữa bệnh (KCB)” của Bộ Y tế được coi là giải pháp cho bệnh nhân trong bối cảnh nhiều bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế, quyền lợi BHYT bị ảnh hưởng.

Bà Trần Thị Trang – Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế – cho biết, để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong trường hợp khách quan mà thiếu vật tư y tế, Bộ Y tế đã trình đồng bộ các giải pháp.

Thứ nhất, trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi lần này bổ sung cơ chế điều chuyển thuốc giữa các cơ sở KCB trong trường hợp thiếu thuốc, vật tư mà không thể chuyển người bệnh đi nơi khác.

Giải pháp thứ hai là, trong trường hợp điều chuyển bệnh nhân rồi nhưng vẫn không có thuốc, bởi bị thiếu cục bộ, đứt gãy nguồn cung, trong khi cơ sở bán lẻ thuốc ở một vài nơi lại có những vật tư hay thuốc cho từng trường hợp người bệnh, thì người bệnh có thể mua ở bên ngoài và thanh toán với cơ quan BHXH phần đã phải bỏ ra.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến thay vì người bệnh phải trực tiếp thanh toán với cơ quan BHXH thì cần có cơ chế để bệnh viện chi trả cho người bệnh, rồi bệnh viện thanh toán lại với cơ quan BHXH, để giảm thủ tục cho người bệnh.

Bài viết liên quan  32 giây cãi không thua đối thủ Thái Lan 1 câu nào, Duy Mạnh lên tầm ‘ông hoàng ngôn ngữ’

Vì thế, Bộ Y tế đã kiến nghị sửa đổi tại Điều 31 của Luật BHYT lần này. Nếu được Quốc hội thông qua, bệnh nhân sẽ có hai lựa chọn: Thanh toán trực tiếp với cơ sở KCB và cơ sở KCB sẽ thanh toán lại với cơ quan BHXH. Trong trường hợp cơ sở KCB không ký hợp đồng với BHYT, thì người bệnh mới đi thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH.

Như vậy, đã có một cơ chế đồng bộ trong việc bảo vệ quyền lợi người bệnh, nhưng quan trọng nhất là các điều kiện đã quy định rất chặt chẽ trong việc chỉ định mua thuốc bên ngoài, hoặc điều chuyển thuốc, để giảm tình trạng kê đơn mua thuốc ngoài hoặc điều chỉnh thuốc tràn lan.

“Thanh toán trực tiếp hay điều chuyển thuốc không phải là giải pháp khuyến khích, mà chỉ thực hiện trong những trường hợp bất khả kháng do khách quan” – bà Trang nhấn mạnh.

Thủ tục thanh toán trực tiếp chặt chẽ

Theo Vụ trưởng Vụ BHYT, không phải tất cả các trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế bên ngoài khi bệnh viện không cung cấp đủ đều được thanh toán trực tiếp, mà chỉ có các trường hợp sau: Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm và thiết bị y tế loại C hoặc D (trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị y tế thuộc danh mục thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được mua, bán như các hàng hóa thông thường).

Bài viết liên quan  Hình ảnh gây bão: Một công ty thưởng Tết 4400 công nhân mỗi người một cái tivi 40 inch

Hồ sơ, thủ tục thanh toán trực tiếp gồm các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm: Thẻ BHYT, giấy chứng minh nhân thân; giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh; hóa đơn và các chứng từ có liên quan.

Thủ tục thanh toán trực tiếp: Người bệnh hoặc thân nhân (hoặc người đại diện hợp pháp) trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú. Cơ quan BHXH cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ.

Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán, phải hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí KCB cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/y-te/tra-tien-mua-thuoc-ngoai-cho-nguoi-benh-bang-cach-nao-1420465.ldo