Từ 2025 người Việt đón giao thừa chỉ có 29 tết suốt 8 năm: Ngày 30 tết ‘đi đâu’?

Từ 2025 người Việt đón giao thừa chỉ có 29 tết suốt 8 năm: Ngày 30 tết ‘đi đâu’?
Từ 2025 người Việt đón giao thừa chỉ có 29 tết suốt 8 năm: Ngày 30 tết ‘đi đâu’?

2025 là năm đầu tiên trong chuỗi 8 năm liên tục người Việt Nam đón giao thừa đêm 29 tết. Điều gì đã xảy ra để khiến năm 2033 chúng ta mới gặp lại ngày 30 tết?

Theo báo Thanh Niên đưa tin, Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 năm nay, người Việt Nam sẽ đón giao thừa vào đêm 29 tết thay vì đêm 30 tết như năm ngoái. Điều này sẽ diễn ra liên tục trong suốt 8 năm tới đây. Vì sao không có ngày 30 tết?

Điểm sóc

Lý giải cho vấn đề trên, anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết Tết cổ truyền Việt Nam được tính theo âm lịch. Trong khi đó, độ dài một tháng âm lịch không quy ước giống như tháng dương lịch mà nó phụ thuộc vào tình hình thực tế. Đây cũng là điều mà nhiều người lầm tưởng.

Năm 2025 là năm đầu tiên người Việt đón giao thừa đêm 29 tết trong chuỗi 8 năm liên tục ẢNH: HUY HYUNH

Các yếu tố mà âm lịch phụ thuộc vừa là yếu tố phi quy ước và khó dự tính, nhưng cũng vừa là yếu tố quan trọng đảm bảo tính chính xác của âm lịch nước ta, vượt trội hơn các loại âm lịch quy ước khác trên thế giới.

Nhà nghiên cứu cho biết một tháng âm lịch phải theo sát sự thay đổi pha của mặt trăng từ không trăng, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, trăng khuyết, trăng tròn và ngược lại.

Bài viết liên quan  Giáo viên phải trả tiền cho học sinh nếu dạy thêm trái phép?

“Mỗi tháng bắt đầu vào ngày không trăng, tức là ngày mà mặt trăng ở cùng phía với mặt trời. Thời điểm này được gọi là điểm sóc và nó rơi vào ngày nào thì ngày đó sẽ là ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch”, anh Lộc phân tích.

Âm lịch phải theo sát sự thay đổi pha của mặt trăng ẢNH: HUY HYUNH

Thời gian từ điểm sóc này tới điểm sóc tiếp theo (gọi là tuần trăng) dài ngắn tùy mỗi tháng. Đó là do quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời và quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất là hình bầu dục chứ không tròn, nên tốc độ di chuyển của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời không đều, khiến cho thời gian để chúng gặp lại nhau (gọi là giao hội) hàng tháng không bằng nhau.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên

Theo đó, tuần trăng dài trung bình 29 ngày 12 giờ 44 phút và dao động hơn kém giá trị này tới 7 tiếng đồng hồ. Hệ quả là từ điểm sóc này (tính là ngày mùng 1) tới điểm sóc tiếp theo có thể rơi vào ngày thứ 30 hoặc sang ngày thứ 31. Ngày này trở thành ngày mùng 1 tháng tiếp theo và tháng trước đó tương ứng sẽ có 29 hoặc 30 ngày (gọi là tháng thiếu hoặc đủ).

Đây là bảng so sánh độ dài tuần trăng tháng chạp của 10 năm liên tiếp tính từ năm nay. Có thể thấy độ dài tuần trăng dao động nhưng vì điểm sóc xảy ra sớm trong ngày mùng 1 tháng chạp nên điểm sóc tháng giêng tiếp sau vẫn nằm gọn trong ngày thứ 30 tính từ ngày đó. Ngày thứ 30 này trở thành ngày mùng 1 tết và tháng chạp dừng lại vào ngày 29 liền trước đó.

Bài viết liên quan  ‘Thợ săn tiền thưởng’ và nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật

30 tết năm Quý Mão 2023 là 30 tết cuối cùng của thập kỷ này ẢNH: PHẠM VŨ LỘC

Với trình độ tính toán ngày nay, độ chính xác của các thông số có thể vượt qua hàng giây. Việc độ dài tuần trăng và điểm sóc thay đổi từng tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không thể định ra quy luật mà phải tính toán chính xác theo thực tế mỗi tháng. Không riêng gì tháng chạp, tháng âm lịch nào cũng có thể thiếu hoặc đủ.

“Do đó việc 8 năm liên tục tháng chạp thiếu cũng chỉ là một sự trùng hợp, không hề mang tính quy luật của lịch pháp. Hơn nữa, âm lịch đã được sử dụng lâu đời ở nước ta từ xưa đến nay, hiện tượng này không có gì đặc biệt. Ví dụ như từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020) liên tiếp 5 năm có tháng chạp đủ”, chuyên gia nói thêm.

Không có 30 tết, ảnh hưởng gì không?

Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết.

Tuy vậy, như đã giải thích ở trên, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được nhân dân ta lưu truyền và thực hành hàng năm.

Bài viết liên quan  Khi mua mật ong, chỉ cần lật ngược chai mật ong, nhìn sơ qua là có thể biết mật ong thật và giả, không nên mua tùy tiện

Ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ ẢNH: CAO AN BIÊN

Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được nhân dân ta lưu truyền và thực hành hàng năm ẢNH: HUY HYUNH

Anh Lê Phước Duy (34 tuổi, ngụ Q.8) cho biết việc đón giao thừa 8 năm liên tiếp vào ngày 29 tết cũng là điều lạ mà anh chưa từng trải qua. “Vậy là suốt 8 năm mình sẽ không thể nói đêm 30 tết nữa, điều này cũng khá thú vị. Với mình, đón giao thừa ngày nào cũng không quan trọng, miễn cả nhà đoàn viên, hạnh phúc”, anh bày tỏ.

Người đàn ông cũng cho biết năm nào cũng vậy, dù là giao thừa đêm 29 hay đêm 30, anh và người thân cũng quây quần cùng nhau đón một năm mới nhiều hy vọng mới, vẫn thực hiện các phong tục, nghi thức truyền thống của gia đình như bao năm qua vẫn vậy.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link